Tư vấn thành lập công ty kinh doanh dịch vụ massage có vốn đầu tư nước ngoài

486

Câu hỏi: Bạn tôi là người Nhật. Nay muốn đầu tư vào Việt Nam, cụ thể là muốn thành lập 1 công ty kinh doanh dịch vụ massage. Xin hỏi: Bạn tôi phải đáp ứng những điều kiện gì? Thủ tục ra sao?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Thứ nhất, về điều kiện kinh doanh

Căn cứ Biểu cam kết thương mại và dịch vụ của Việt Nam trong WTO thì dịch vụ y tế chuyên khoa (CPC 93122): Dịch vụ chẩn đoán và điều trị do các bác sĩ cung cấp để chữa bệnh cho một loại bệnh cụ thể, trong một cơ sở y tế (gồm cả các cơ sở chữa bệnh cho các bệnh nhân nội và ngoại trú)… các dịch vụ khác có liên quan với chăm sóc sức khỏe (ví dụ như phục hồi, chăm sóc sau khi rời bệnh viện…).

Căn cứ tại Điều 22 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP quy định về cấp chứng chỉ hành nghề với người hành nghề và cấp Giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: “…Hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: … Cơ sở dịch vụ xoa bóp (Massage)…”.

Như vậy, Việt Nam đã mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư thành lập công ty kinh doanh dịch vụ xoa bóp.

Điều kiện đối với cơ sở xoa bóp:

1. Phải có nhân viên kỹ thuật xoa bóp

Nhân viên kỹ thuật xoa bóp đáp ứng điều kiện sau:

Khi nhận vào làm việc, phải có giấy chứng nhận đủ sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp quận, huyện cấp. Trong quá trình làm việc phải khám sức khỏe định kỳ từ 3 đến 6 tháng 1 lần tại các cơ sở khám chữa bệnh từ cấp quận, huyện trở lên. Những người mắc bệnh tâm thần, viêm gan B, bệnh da liễu, bệnh lao phổi và các bệnh truyền nhiễm khác đang trong thời kỳ phải điều trị không được hành nghề.

2. Biển hiệu: Phải ghi đúng: “Xoa bóp” hoặc “Massage”, không được ghi cụm từ “Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng” hoặc các tên khác.

3. Các phòng xoa bóp phải đảm bảo đủ các điều kiện sau:

  • Hệ thống công tắc đèn đặt bên ngoài phòng xoa bóp;
  • Không có hệ thống khóa và chốt bên trong phòng;
  • Không được sử dụng bất cứ phương tiện thông tin nào để thông báo vào phòng xoa bóp.

4. Có đủ thuốc theo danh mục quy định, có dụng cụ y tế thông thường.

5. Ngoài ra, cũng theo Biểu cam kết WTO còn quy định mức vốn đầu tư tối thiểu đối với cơ sở điều trị chuyên khoa là 200 nghìn đô la Mỹ.

Thứ hai, quy trình thành lập công ty

Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập công ty tại Việt Nam thì phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư với cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Khoản 1 Điều 36 Luật đầu tư).

Theo đó thì nhà đầu tư nước ngoài nộp 01 Bộ hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tới Sở kế hoạch và đầu tư nới công ty dự định đặt trụ sở chính. Hồ sơ đăng ký đầu tư bao gồm:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư (Theo mẫu);
  • Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất hoặc bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
  • Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án đầu tư đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển;
  • Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh; hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư theo hình thức liên doanh;

Cơ quan đăng ký đầu tư tiếp nhận và xem xét hồ sơ. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký đầu tư tiến hành cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Trường hơp từ chối cấp Giấy chứng nhận đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do từ chối.

Bước 2: Đăng ký doanh nghiệp

Sau khi nhà đầu tư nước ngoài được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tới Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư. Hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc là công ty cổ phần);
  • Bản sao các giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc giấy tờ xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  • Dự thảo Điều lệ công ty;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho nhà đầu tư trong thời hạn 03 –  05 ngày làm việc.

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục công bố nội dung đăng ký kinh doanh trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 3: Khắc dấu và Công bố sử dụng mẫu dấu

Doanh nghiệp thực hiện khắc dấu tại các cơ sở khắc dấu. Doanh nghiệp tự quyết định loại dấu, hình thức và số lượng con dấu của mình.

Sau khi có con dấu, doanh nghiệp phải thông báo sử dụng mẫu dấu trên Cổng thông tịn đăng ký kinh doanh quốc gia.

Chuyên mục Tư Vấn Pháp Luật – Luật sư Nguyễn Thanh Hà trả lời câu hỏi của khán giả về các thủ tục góp vốn khi không muốn thay đổi giấy phép đăng kí kinh doanh. Mời quý vị đón xem đoạn video sau: