Không thay đổi loại hình công ty khi thay đổi số lượng thành viên thì có bị phạt không?

324

Câu hỏi: Tôi là Huệ. Công ty tôi là công ty TNHH có 2 thành viên nhưng một thành viên đã rút vốn từ cuối năm 2017, đã làm hợp đồng chuyển nhượng vốn góp nhưng chưa làm thủ tục thay đổi loại hình doanh nghiệp. Theo tôi biết thì phải chuyển sang công ty TNHH 1 thành viên. Xin hỏi: Nếu không làm thủ tục thì có bị phạt không?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo Điều 28 của Nghị định số 50/2016/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 28. Vi phạm các quy định về thành lập doanh nghiệp

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không chuyển đổi loại hình doanh nghiệp khi công ty không còn đủ số lượng thành viên, cổ đông tối thiểu theo quy địnhtrong thời hạn 6 tháng liên tục.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động khi đã kết thúc thời hạn ghi trong Điều lệ mà không được gia hạn.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh khi không góp đủ vốn Điều lệ như đã đăng ký.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị thực tế;

b) Tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

c) Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký thành lập doanh nghiệp.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp phù hợp với quy định của Luật doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Buộc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty hoặc đăng ký giải thể đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này;

c) Buộc đăng ký điều chỉnh vốn Điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông bằng số vốn đã góp đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này;

d) Buộc định giá lại tài sản góp vốn và đăng ký vốn Điều lệ phù hợp với giá trị thực tế của tài sản góp vốn đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này;

đ) Buộc đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều này.

Như vậy công ty bạn có thể bị phạt trong khoảng từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng về việc thay đổi thành viên mà không làm thông báo thay đổi loại hình doanh nghiệp tuy nhiên thời gian không duy trì đủ số lượng thành viên của công ty bạn chưa đến 6 tháng nên công ty bạn sẽ chưa bị phạt. Tuy nhiên bạn phải tiến hành đăng ký thay đổi loại hình doanh nghiệp để đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.

Ngoài ra, theo Điều 73 của Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định về số lượng thành viên của công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên như sau:

Điều 73. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.

Bạn có thể tham khảo thêm Điều 76 Luật doanh nghiệp năm 2014 về nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên như sau:

Điều 76. Nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty

1. Góp đầy đủ và đúng hạn vốn điều lệ công ty.

2. Tuân thủ Điều lệ công ty.

3. Phải xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty và tài sản của công ty. Chủ sở hữu công ty là cá nhân phải tách biệt các chi tiêu của cá nhân và gia đình mình với các chi tiêu trên cương vị là Chủ tịch công ty và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

4. Tuân thủ quy định của pháp luật về hợp đồng và pháp luật có liên quan trong việc mua, bán, vay, cho vay, thuê, cho thuê và các giao dịch khác giữa công ty và chủ sở hữu công ty.

5. Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì chủ sở hữu và cá nhân, tổ chức có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.

6. Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.

7. Thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Trong chuyên mục Luật sư của bạn kênh VTC10, luật sư Nguyễn Thanh Hà đã tư vấn cho khán giả truyền hình về điều kiện kinh doanh rượu tại Việt Nam: