Khi soạn thảo hợp đồng nhượng quyền thương mại thì cần lưu ý những điều khoản nào?

462

Câu hỏi: Tôi là Lan. Bên tôi đang kinh doanh pizza, nay bên tôi muốn mở rộng thị trường nên muốn nhượng quyền thương mại cho 1 số đối tác. Xin hỏi: Khi soạn thảo hợp đồng này, bên tôi phải lưu ý những điều khoản gì để tránh rủi ro về sau?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Hiện nay, khung pháp lý cho hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam vẫn chưa đầy đủ và cụ thể. Ngoài các quy định trong Luật Thương mại 2005 thì có Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định chi tiết về hoạt động nhượng quyền thương mại và Thông tư 09/2006/TT-BTM hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.

Pháp luật quy định về các nội dung có thể có trong hợp đồng nhượng quyền thương mại như sau:

  1. Nội dung của quyền thương mại;
  2. Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền;
  3. Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền;
  4. Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán;
  5. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng;
  6. Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp.

Tuy nhiên, hợp đồng nhượng quyền nên được soạn thảo kỹ lưỡng và cẩn thận để tránh hậu quả đáng tiếc. Một số điều khoản cần lưu ý:

Thứ nhất, Điều khoản về đảm bảo chất lượng:

Hiện nay, có rất nhiều bên nhận quyền, đặc biệt trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống không đảm bảo được tiêu chuẩn về chất lượng. Điều này dễ dàng gây ảnh hưởng xấu tới thương hiệu và để mất khách hàng vào tay đối thủ. Điều khoản về đảm bảo chất lượng có thể giúp bên nhượng quyền giải quyết vấn đề này. Tương ứng với mỗi đối tượng được nhượng quyền, các bên nên ghi nhận rõ quy trình sản xuất, điều kiện trưng bày, bảo quản, … và chế tài kèm theo nếu việc không tuân thủ của bên nhận quyền gây hoặc có khả năng gây thiệt hại cho khách hàng hoặc ảnh hưởng đến uy tín và sự nhận diện thương hiệu. Nếu chờ đợi đến kỳ kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất thì rất rủi ro, vì khi ấy có lẽ khách hàng đã quay lưng với thương hiệu của mình.

Thứ hai, Điều khoản về bảo mật thông tin:

Tuy việc giữ bí mật về bảo mật thông tin là một nghĩa vụ của bên nhận quyền, nhưng việc quy định rõ về các hình thức phát tán thông tin bị xem là vi phạm cũng như những thông tin như thế nào được xem là bí mật sẽ giúp bên nhượng quyền bảo vệ tối đa quyền lợi cho mình. Thị trường cũng đã ghi nhận được nhiều trường hợp những người đi sau bỏ xa những người đi trước trong cùng một lĩnh vực và có một sự trùng hợp về thương hiệu và phong cách kinh doanh.

Trong chương trình Luật sư doanh nghiệp của Kênh truyền hình kinh tế tai chính VITV, Luật sư Nguyễn Thanh Hà, giám đốc công ty Luật S&B Law, cùng với các chuyên gia đã trao đổi về chế định hợp đồng thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam. Chúng tôi trân trọng giới thiệu nội dung bài phỏng vấn: