Đăng ký kiểu dáng công nghiệp ( Phần I)

407

1. Đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Luật sở hữu trí tuệ quy định : Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Cục sở hữu trí tuệ) tiến hành nhằm thừa nhận quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp.

Hình thức đăng ký kiểu dáng công nghiệp là ghi nhận kiểu dáng công nghiệp, chủ sở hữu và tác giả kiểu dáng công nghiệp vào sổ đăng ký quốc gia về kiểu dáng công nghiệp vào sổ đăng ký quốc gia về kiểu dáng công nghiệp  và cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp cho chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp.

Kiểu dáng công nghiệp được đăng ký trên cơ sở kết quả xem xét đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành về hình thức và nội dung.

2. Điều kiện đăng ký và bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

 Theo quy định của luật sở hữu trí tuệ Kiểu dáng công nghiệp chỉ được đăng ký và bảo hộ nếu đáp ứng đầy đủ những điều kiện sau đây:

+ Có tính mới, nghĩa là kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai, dưới hình thức sử dụng, mô tả văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên

+ Có tính sáng tạo, nghĩa là kiểu dáng công nghiệp đó không thể tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng

Người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng được hiểu là người có các kỹ năng thực hành kỹ thuật thông thường và biết rõ các kiến thức chung phổ biến trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

+ Có khả năng áp dụng công nghiệp. nghĩa là kiểu dáng công nghiệp có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

+ Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm buộc phải có

Ví dụ:

  Hình dáng của rãnh ốc vít.
Hình dáng của rãnh ốc vít.

+ Hình dáng bên ngoài của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.

Ví dụ:

Hình dáng bên trong của động cơ
Hình dáng bên trong của động cơ

+ Hình dáng bên ngoài của các công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp

3. Lợi ích của việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp có những lợi ích sau:

Quyền của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp chỉ phát sinh trên cơ sở Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp được cấp theo thủ tục đăng ký.

Trong thời hạn bảo hộ đăng ký kiểu dáng công nghiệp (tối đa 15 năm) chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp có độc quyền sử dụng, chuyển nhượng hoặc chuyển quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp của mình, qua đó bù đắp các chi phí đầu tư về vật chất và trí tuệ và được hưởng lợi nhuận từ việc khai thác thành quả sáng tạo của mình, và có thể tái đầu tư cho hoạt động sáng tạo.

Trong thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp có quyền yêu cầu cơ quan  nhà nước có thẩm quyền giải quyết hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp của mình.

4. Người có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Những người sau đây có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiêp:

Tác giả (tức là người hoặc là người trực tiếp tạo ra kiểu dáng công nghiệp bằng chính công thức, lao động sáng tạo của bản thân mình) nếu tác giả tự đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất của chính bản thân mình để tạo ra kiểu dáng công nghiệp; hoặc

Tổ chức, cá nhân cung cấp kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc với tác giả nếu các bên không có thỏa thuận khác.

Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra kiểu dáng công nghiệp thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó được thực hiện nếu tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.

Người có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp có thể chuyển giao quyền đăng ký, để thừa kế hoặc thừa kế cho tổ chức, cá nhân khác, kể cả trường hợp nộp đơn đăng ký.

5. Lưu ý trước khi nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Để tránh đầu tư công sức và chi phí vô ích cho việc nộp đơn, bạn cần cân nhắc khả năng được đăng ký kiểu dáng công nghiệp.

Liệu đối tượng dự định đăng ký có thuộc danh mục đối tượng không được bảo hộ hay không?

Liệu kiểu dáng công nghiệp mà bạn muốn đăng ký có tính mới hay không?

Liệu kiểu dáng công nghiệp mà bạn muốn đăng ký có tính sáng tạo hay không?

Liệu kiểu dáng công nghiệp mà bạn muốn đăng ký đã thuộc sở hữu của người khác hoặc đã có người nào khác nộp đơn đăng ký hay chưa?

Để đánh giá tính mới của kiểu dáng công nghiệp, bạn có thể tự mình hoặc sử dụng dịch vụ của cục sở hữu trí tuệ để tra cứu thông tin về kiểu dáng công nghiệp từ các nguồn sau đây:

Công báo sở hữu công nghiệp do Cục sở hữu trí tuệ phát hành hàng tháng.

Đăng bạ quốc gia về kiểu dáng công nghiệp được lưu giữ tại Cục sở hữu trí tuệ

Cơ sở dữ liệu về các kiểu dáng công nghiệp được nộp lưu quốc tế theo thỏa ước La Hay, do Tổ chức Sở hữu trí tuê thế giới (WIPO) công bố trên mạng internet (http://www.ipdl.wipo.int)

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp ( Phần II)

6. Tài liệu trong đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp.

Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp chỉ được tiếp nhận nếu có ít nhất các thông tin tài liệu sau đây:

Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp, làm theo mẫu 03- KDCN

Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp.

Bộ ảnh chụp hoặc bộ bản vẽ kiểu dáng công nghiệp (5)

Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn.

Các tài liệu sau đây có thể được nộp sau khi đã nôp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp.

Giấy ủy quyền, nếu nộp đơn thông qua đại diện

Các tài liệu chứng minh cơ sở hưởng quyền ưu tiên ( xác nhận của cơ quan nhận đơn đối với bản sao đơn (các đơn) đầu tiên; giấy chứng nhận quyền ưu tiên nếu quyền đó được hưởng thụ từ người khác);

Tài liệu xác nhận quyền đăng ký hợp pháp ; nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký của người khác (giấy chứng nhận quyền thừa kế, giấy chứng nhận hoặc văn bản thỏa thuận chuyển giao quyền nộp đơn; hợp đồng giao việc hoặc hợp đồng lao động);

Tài liệu xác nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp chỉ dẫn thương mại( nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại)… kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ bởi người khác, nếu kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn chứa các đối tượng đó.

Mọi tài liệu của Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp đều phải làm bằng tiếng Việt. Các tài liệu làm bằng ngôn ngữ khác chỉ được dùng làm đối chiếu tham khảo.

7. Chủ đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp và người đại diện của chủ đơn

Chủ đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp là tổ chức, cá nhân đứng tên nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp và trở thành chủ văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp (nếu được cấp).

Chủ đơn có thể tự mình hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình tiến hành thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Cục sở hữu trí tuệ.

Đại diện chủ đơn có thể là:

Là người đại diện theo pháp luật của chủ đơn

Là tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được ủy quyền của chủ đơn.

Là người khác được chủ đơn ủy quyền một cách hợp pháp.