Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy cho khách sạn tại Hà Nội

393

Câu hỏi: Tôi là Hưng, ở Hà Nội. Hiện tại, bên tôi đang có nhu cầu tìm kiếm một Công ty Luật chuyên nghiệp để tư vấn, hỗ trợ tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy cho khách sạn tại Hà Nội. Xin vui lòng báo giá.

Luật sư tư vấn:

Trước hết, Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn Quý Khách hàng (sau đây được gọi là Khách hàng”) đã quan tâm tới dịch vụ tư vấn pháp luật của SB Law. Chúng tôi hiểu rằng, hiện tại, Quý Khách hàng đang có nhu cầu tìm kiếm một Công ty Luật chuyên nghiệp để tư vấn, hỗ trợ tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy cho khách sạn tại Hà Nội. Vì vậy, Chúng tôi hân hạnh gửi đến Quý Khách hàng bản Đề xuất Dịch vụ Tư vấn Pháp luật này để Quý Khách hàng xem xét và cân nhắc.

1. TƯ VẤN SƠ BỘ

Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn là một trong những đối tượng phải xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy.

Hồ sơ cần chuẩn bị để xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy.
  • Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy và văn bản nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy đối với cơ sở xây dựng mới hoặc cải tạo, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy khi đóng mới hay hoán cải hoặc bản sao biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy chữa cháy đối với cơ sở và phương tiện giao thông cơ giới khác.
  • Bản thống kê các phương tiện phòng cháy chữa cháy, phương tiện thiết bị cứu người đã trang bị.
  • Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở kèm theo danh sách những người đã qua huấn luyện về phòng cháy chữa cháy.
  • Phương án chữa cháy.

Các tài liệu, thông tin khách hàng cần cung cấp để chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy bao gồm:

  • Giấy phép kinh doanh của công
  • Hiện trạng mặt bằng khu vực sản xuất kinh
  • CMND của người đại diện pháp luật.
  • Danh sách nhân viên tham gia đội PCCC (tối thiểu 05 người)

2. THỜI GIAN THỰC HIỆN VÀ PHẠM VI CÔNG VIỆC

2.1 THỜI GIAN THỰC HIỆN

Chúng tôi dự kiến đề hoàn thành công việc cần phải thực hiện các bước dưới đây với thời gian như sau:

a. Chuẩn bị hồ sơ: Chúng tôi sẽ thu thập thông tin và tài liệu cần thiết từ Quý Khách hàng. Khi nhận được thông tin và tài liệu cần thiết, Chúng tôi sẽ chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật. Hồ sơ dự thảo ban đầu được gửi cho Khách hàng để lấy ý kiến. Sau khi cập nhật hồ sơ theo ý kiến của Khách hàng, Chúng tôi sẽ lấy ý kiến sơ bộ của cơ quan có thẩm quyền và gửi hồ sơ hoàn hiện để ký. Chúng tôi dự kiến sẽ giai đoạn này sẽ được hoàn thành trong vòng 05 ngày làm việc.

b. Xin cấp Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy: Trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đã được ký và đóng dấu. Chúng tôi sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong vòng 25 đến 30 ngày làm việc, Khách hàng sẽ nhận được Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy.

Nhằm tránh hiểu nhầm, chúng tôi xác nhận rằng, thủ tục hành chính tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể bị kéo dài hơn trên thực tế do cơ quan có thẩm quyền phải tham vấn ý kiến của các ban ngành, bộ liên quan trước khi cấp phép. Trong điều kiện đó, SB Law sẽ nỗ lực việc nhằm nhận được kết quả cấp phép trong thời gian sớm nhất.

2.2 PHẠM VI CÔNG VIỆC

Phạm vi công việc của SB Law bao gồm:

 

Mô tả phạm vi công việc
A.     Khảo sát sơ bộ về cơ sở vật chất, tính pháp lý của các giấy tờ, tài liệu mà khách hàng hiện có.

B.     Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến việc xin cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy, bao gồm:

§     Phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp của các yêu cầu liên quan tới việc xin cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy do khách hàng đề xuất.

§     Tư vấn các điều kiện cần đáp ứng để có thể được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC (điều kiện về biển cấm, biển báo, hệ thống chống sét, hệ thống báo cháy, chữa cháy, quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy,….)

§     Tư vấn các thủ tục cần làm khi thực hiện xin cấp giấy chứng nhận PCCC.

§     Tư vấn việc chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu cần thiết để làm Hồ sơ xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy.

§     Tư vấn về các vấn đề có liên quan khác.

C.     Chuẩn bị các tài liệu trong hồ sơ xin cấp phép:

§     Thông báo cho khách hàng về các tài liệu cần thiết;

§     Soạn thảo các tài liệu trong hồ sơ xin cấp phép bằng tiếng Việt;

§     Trao đổi với khách hàng trong việc soạn thảo các tài liệu;

§     Điều chỉnh hồ sơ dựa trên ý kiến của khách hàng;

§     Tiếp thu ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền;

§     Hoàn thiện hồ sơ trên cơ sở nhận xét của cơ quan có thẩm quyền;

B.     Thủ tục cấp phép:

§     Nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền cấp phép;

§     Theo dõi hồ sơ trong quá trình nhận sự chấp thuận từ cơ quan có thẩm quyền;

§     Cập nhật cho khách hàng về tiến trình cũng như những yêu cầu thêm, nếu có và hỗ trợ khách hàng trong việc nhận được kết quả từ Cơ quan cấp phép.


3.PHÍ DỊCH VỤ

Phí dịch vụ cho việc thực hiện phạm vi công việc nêu ở Mục 2 là: 60.000.000 VNĐ (bằng chữ: Sáu mươi triệu đồng).

(Phí dịch vụ nếu trên chưa bao gồm 10% thuế VAT và tiền mua trang thiết bị phòng cháy chữa cháy).

Trong chuyên mục Tư vấn pháp luật, của chương trình Luật sư của doanh nghiệp, luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLaw đã giới thiệu về thủ tục thành lập hộ kinh doanh và các vấn đề liên quan. Mời quý vị đón xem đoạn video sau: