Sử dụng hình ảnh của cá nhân có phải được sự đồng ý của người đó không?

405

Câu hỏi: Tôi là Nguyệt, ở Hà Nội. Qúy công ty cho tôi hỏi: Việc sử dụng hình ảnh cá nhân có phải được sự đồng ý của người đó không?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình, đây là một nội dung cơ bản trong quyền nhân thân của cá nhân, nó gắn liền với mỗi cá nhân và được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Cụ thể:

Điều 32 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.

Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.

Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:

a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;

b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

Với sự phát triển mạnh mẽ của các mạng xã hội hiện nay thì quyền của cá nhân đối với hình ảnh đang bị xâm phạm nghiêm trọng hàng ngày, hàng giờ. Do đó, vấn đề bảo vệ quyền về hình ảnh của cá nhân ngày càng được quan tâm và chú trọng. Khi quyền của cá nhân đối với hình ảnh bị xâm phạm, cá nhân có quyền bảo vệ quyền nhân thân này của mình thông qua các phương thức: Yêu cầu Tòa án ra quyết định liên quan bao gồm buộc chủ thể vi phạm hoặc liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại (nếu có); áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, căn cứ theo quy định của pháp luật, việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà từ công ty luật SBLAW có phần tư vấn về chế tài xử lý đối với hành vi buôn lậu thuốc tân dược trong tiểu phẩm Hiểu đúng làm đúng kênh Truyền hình Quốc hội. Mời quý vị đón xem: