Sự cần thiết phải thay đổi quy định về nhượng quyền thương mại

422
tư vấn nhượng quyền
tư vấn nhượng quyền

Trân trọng giới thiệu bài viết Sự cần thiết phải thay đổi quy định về nhượng quyền thương mại của luật sư Phạm Duy Khương từ SBLAW.

Vào cuối những năm 1990, nhượng quyền thương mại vẫn còn là một khái niệm xa lạ với hầu hết người dân tại Việt Nam.

Dường như không có nhiều cơ hội để tham gia hoặc thậm chí chứng kiến các sản phẩm và dịch vụ của các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới tại Việt Nam.

KFC, McDonald, Starbucks và Lotteria không phải là những thương hiệu quen thuộc đối với giới trẻ Việt. Tuy nhiên, điều này đã thay đổi.

Hiện tại, bạn có thể bắt đầu một buổi sáng đẹp trời với bạn bè tại Starbucks hoặc thưởng thức bữa trưa cùng với gia đình tại các cửa hàng của KFC hay Lotteria. Bạn cũng có thể mua những sản phẩm mới nhất của Nike hoặc Adias cũng như các thương hiệu nổi tiếng khác trên thế giới tại chính các cửa hàng ở Việt Nam.

Thay đổi này là kết quả của mô hình kinh doanh hiệu quả – nhượng quyền thương mại. Sau 40 năm đổi mới và hơn 19 năm kể từ ngày gia nhập WTO, Việt Nam đã nổi lên là một trong số các quốc gia thu hút các nhà đầu tư và các nhà nhượng quyền thương mại nhất, với dân số hơn 90 triệu người, 65% dân số là những người dưới 35 tuổi và các tầng lớp khách hàng năng động với một sở thích mạnh mẽ với các thương hiệu nước ngoài.

Mặc dù kinh tế toàn cầu bị suy thoái, nhờ có vị trí thuận lợi, quy mô dân số và thói quen của khách hàng mà Việt Nam hiện giờ là một điểm đến lý tưởng cho nhiều nhà đầu tư cũng như các nhà nhượng quyền thương mại.

Theo Bộ công thương Việt Nam, khoảng 160 việc nhượng quyền thương mại đã gia nhập vào Việt Nam cho đến nay. Đây chỉ là việc nhượng quyền thương mại đòi hỏi phải đăng ký với Bộ công thương trước khi chính thức bắt đầu vận hành kinh doanh theo Luật thương mại 2005.

Các lĩnh vực kinh doanh chủ đạo cho việc nhượng quyền thương mại là thực phẩm, dịch vụ, bán lẻ, giáo dục và giải trí. Nhượng quyền thương mại thực phẩm và đồ uống chiếm tới 30% tổng số vụ nhượng quyền đã được đăng ký. Lý do chính cho sự gia tăng bền vững trong hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam là việc áp dụng Luật thương mại 2005 và Nghị định 35/2006/NĐ – CP (sau đó được sửa đổi bởi Nghị định 120/2011/NĐ – CP) mà theo đó lần đầu tiên cung cấp khuôn khổ pháp lý cho nhượng quyền thương mại.

Các nhà nhượng quyền thương mại nước ngoài được yêu cầu phải đăng ký hoạt động nhượng quyền của họ trước khi được cấp phép nhượng quyền tại Việt Nam. Nếu họ tiến hành hoạt động nhượng quyền trong nước mà không có giấy chứng nhận về đăng ký nhượng quyền thì họ sẽ đối mặt với các hình thức xử phạt hành chính, bao gồm phạt tiền từ 10 triệu đồng cho tới 20 triệu đồng (xấp xỉ 439-878 USD).

Các nhà nhượng quyền cũng đồng thời phải quan tâm tới các điều kiện sau trước khi đăng ký hoạt động của họ. Mạng lưới nhượng quyền thương mại phải được hoạt động trong ít nhất 01 năm.

Liên quan đến việc nhượng quyền cho bên thứ 3 ở Việt Nam:

– Họ phải tiến hành hoạt động kinh doanh nhượng quyền trong ít nhất 01 năm trước khi họ khởi đầu việc nhượng quyền cho bên thứ 3.

– Hàng hóa hoặc dịch vụ là nội dung của một hợp đồng nhượng quyền thương mại phải không thuộc danh mục hàng hóa hoặc dịch vụ bị cấm của Chính phủ.

Nếu chúng thuộc danh mục hàng hóa hoặc dịch vụ hạn chế kinh doanh thì phải có được giấy phép kinh doanh đặc biệt trước khi việc nhượng quyền được triển khai.

Hồ sơ đăng ký nhượng quyền thương mại phải bao gồm:

– Giấy giới thiệu của doanh nghiệp nhượng quyền thương mại bao gồm thông tin theo yêu cầu tại Thông tư 09/2006/TT – BTM hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại;

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu pháp lý tương đương;

– Bản sao Giấy chứng nhận bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài nếu việc nhượng quyền thương mại bao gồm giấy phép quyền sở hữu công nghiệp;

– Sự chấp thuận từ bên nhượng quyền thương mại chính cho bên nhận lại quyền trong trường hợp bên nhượng lại quyền;

– Các tài liệu khác được yêu cầu bởi cơ quan có thẩm quyền (bao gồm hợp đồng nhượng quyền hoặc mẫu của hợp đồng). Tất cả các tài liệu được cấp bằng tiếng nước ngoài phải được công chứng và hợp pháp hóa. Bản tiếng Việt của các tài liệu như vậy cũng phải được công chứng.

Theo Nghị định 35, bên nhượng quyền có nghĩa vụ cung cấp cho bên nhận quyền các thông tin có liên quan đến hệ thống nhượng quyền thương mại, cụ thể là bản sao của mẫu hợp đồng nhượng quyền và giấy giới thiệu của doanh nghiệp nhượng quyền, ít nhất 15 ngày trước khi kí kết hợp đồng. Bên nhượng quyền phải thông báo cho bên nhận quyền tất cả các thay đổi quan trọng trong hệ thống nhượng quyền.

Trong trường hợp nhượng quyền độc quyền, ngoài việc cung cấp các thông tin nói trên, bên nhượng quyền thứ cấp phải cung cấp cho bên nhận quyền được đề xuất các thông tin bằng văn bản sau đây: (a) thông tin về bên nhượng quyền đã cho phép nhượng quyền; (b) nội dung của hợp đồng nhượng quyền độc quyền; và (c) cách thức mà hợp đồng nhượng quyền thứ cấp sẽ được giải quyết trong trường hợp chấm dứt hợp đồng nhượng quyền độc quyền.

Nếu các bên lựa chọn áp dụng theo pháp luật của Việt nam, hợp đồng nhượng quyền có thể bao gồm các hạng mục chính sau đây:

  1. Nội dung nhượng quyền thương mại;
  2. Quyền và nghĩa vụ của bên nhượng quyền;

iii. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận quyền;

  1. Giá và phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán;
  2. Thời hạn của hợp đồng; và,
  3. Gia hạn và kết thúc hợp đồng, và giải quyết tranh chấp.

Hợp đồng nhượng quyền phải được lập bằng tiếng Việt. Trong trường hợp nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài, các bên phải thống nhất về ngôn ngữ của hợp đồng nhượng quyền. Một khi đã đăng ký, bên nhượng quyền phải thông báo bất kỳ thay đổi nào đối với thông tin chung về bên nhượng quyền và/hoặc các thay đổi có ảnh hưởng đến quyền sở hữu công nghiệp có liên quan (tức là thay đổi ở Phần a) tới cơ quan có thẩm quyền trong vòng 30 ngày kể từ ngày thay đổi.

Ngoài ra, vào ngày 15 tháng 1 mỗi năm, bên nhượng quyền phải gửi báo cáo hàng năm cho cơ quan có thẩm quyền về các vấn đề có trong tài liệu tiết lộ.

Các quy định trên liên quan đến hoạt động nhượng quyền tại Việt Nam được quy định trong Luật thương mại 2005. Tuy nhiên, các quy định như vậy được quy định trong năm 2005 và có một vài hạn chế trong luật này: định nghĩa về nhượng quyền không rõ ràng để phân biệt giữa một thỏa thuận cấp phép nhãn hiệu hoặc thỏa thuận chuyển giao công nghệ; các điều kiện về nhượng quyền và nhượng quyền lại không cung cấp đủ sự bảo vệ cho quyền lợi của bên nhận lại quyền.

Ngoài ra, các phương pháp và biện pháp để bên nhượng quyền kiểm soát và kiểm tra hoạt động của bên nhận quyền không rõ ràng.

Hơn nữa, nhiều thay đổi của hệ thống pháp luật, ví dụ như việc thông qua Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp mới, Bộ luật dân sự, các thay đổi trong tư duy lập pháp của các nhà lập pháp, đã xảy ra để bảo vệ và đảm bảo quyền tự do của các doanh nghiệp cũng như các điều kiện kinh doanh thực tế tại thời điểm Việt Nam đang thúc đẩy hội nhập quốc tế.

Do đó, sự cần thiết phải sưa đổi các quy định nói trên nên được xem xét. Trên thực tế, dự thảo về luật thương mại mới đang được tiến hành và, theo Bộ công thương, dự thảo sẽ được nộ cho Chính phủ vào năm 2017 và công khai để thu thập các phản hồi trước khi được trình lên Quốc hội để thông qua vào năm 2018.

Việc kinh doanh nhượng quyền thương mại tại Việt nam đã và đang phát triển một cách ổn định cho đến nay. Với luật thương mại mới sẽ được áp dụng sớm, việc kinh doanh này hy vọng sẽ phát tri