Nếu vi phạm quy định cấm dừng quá 5 phút tại trạm thu phí BOT sẽ xử lý ra sao?

301

Câu hỏi: Tôi là Khang, đang là tài xế. Qúy công ty cho tôi hỏi BOT là gì? Nếu vi phạm quy định cấm dừng 5 phút tại trạm thu phí BOT sẽ bị xử lý ra sao?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

BOT (viết tắt của Build – Operate – Transfer) được mọi người biết đến với ý nghĩa là Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao trong kinh tế. Đây là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trạm thu phí BOT là những trạm chốt được lập nên tại các tuyến đường thuộc dự án BOT để thu phí đường bộ của các phương tiện tham gia giao thông trên tuyến đường này. Số tiền thu được sẽ được dùng vào việc chi trả, bảo trì và nâng cấp các tuyến đường. Mức tiền thu phí được nhà nước quy định và điều chỉnh theo từng thời điểm, từng loại hình phương tiện và từng tuyến đường khác nhau.

Đối tượng chịu phí bao gồm:

– Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, bao gồm: xe ô tô, máy kéo; rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, máy kéo (sau đây gọi chung là ô tô) và xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy (sau đây gọi chung là mô tô) thuộc đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ.

– Xe ô tô thuộc đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ theo quy định trên sẽ không phải chịu phí sử dụng đường bộ trong các trường hợp sau:

+ Bị hủy hoại do tai nạn hoặc thiên tai;

+ Bị tịch thu;

+ Bị tai nạn đến mức không thể tiếp tục lưu hành phải sửa chữa từ 30 ngày trở lên.

Các trường hợp này nếu đã được nộp phí sử dụng đường bộ, chủ phương tiện sẽ được trả lại số phí đã nộp (áp dụng cho xe ô tô bị hủy hoại, tịch thu không được tiếp tục lưu hành) hoặc được trừ vào số phí phải nộp của kỳ sau (áp dụng đối với xe ô tô vẫn tiếp tục được lưu hành sau khi được sửa chữa) tương ứng với thời gian không sử dụng đường bộ nếu có đủ hồ sơ theo quy định.

Quy định này không áp dụng đối với xe ô tô của lực lượng quốc phòng, lực lượng công an và xe nước ngoài tạm nhập lưu hành tại Việt Nam.

Do thời gian vừa qua có rất nhiều trường hợp tài xế phản đối mức thu phí quá cao tại các trạm BOT nên đã đổi tiền lẻ để thanh toán tại các trạm thu phí này. Hành vi này của gây ùn tắc giao thông, tốn thời gian của người lái xe cũng như làm khó cho các nhân viên thu phí.

Nếu những người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm quy định này thì có thể bị xử phạt theo quy định tại Ðiều 5 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP, cụ thể như sau:

” Người điều khiển xe ôtô có hành vi “Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông” bị phạt tiền từ 800.000 đến 1.200.000 đồng.

Người điều khiển xe ôtô có hành vi “Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông” bị phạt tiền từ 1.200.000 đến 2.000.000 đồng …”.

Trường hợp người điều khiển xe ôtô cố ý không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát, cố ý dừng, đỗ phương tiện cản trở, gây ách tắc giao thông dẫn đến hậu quả nghiêm trọng còn bị xử lý trách nhiệm hình sự về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” tại Ðiều 260 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Luật doanh nghiệp 2014 có quy định mới trong trường hợp cấp giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài cụ thể như thế nào? Luật sư Nguyễn Thanh Hà sẽ giải đáp trong video: