Hình thức công ty TNHH theo luật doanh nghiệp

385

Theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài trước đây, doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thành lập theo hình thức công ty TNHH (Điều 6 luật Đầu tư nước ngoài).

Tại Điều 6 Nghị định 101/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 quy định về việc đăng ký lại,chuyển đổi và đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp có vốn đâu tư nước ngoài theo Luật Doanh Nghiệp. Luật Đầu tư, doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài trước đây được đăng ký hoặc chuyển đổi theo các hình thức sau đây:

LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP THEO GIẤU PHÉP ĐẦU TƯ

LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP SAU KHI ĐĂNG KÝ LẠI HOẶC CHUYỂN ĐỔI

  1. 1.     Theo thủ tục đăng ký lại
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có một chủ sở hữu Công ty TNHH một thành viên
–         Doanh nghiệp LD-         DN 100% vốn nước ngoài có từ hai chủ sở hữu Công ty TNHH có hai thành viên trở lên
  1. Theo thủ tục chuyển đổi
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có một chủ sở hữu Công ty TNHH hai thành viên trở lên
–         Doanh nghiêp LD-         DN 100% vốn nước ngoài có từ hai chủ sở hữu Công ty TNHH một thành viên

Như vậy, về nguyên tắc, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành lập theo hình thức công ty TNHH theo Luật đầu tư nước ngoài trước đây được xem là công ty TNHH theo luật doanh nghiệp hiện nay.

 Công ty TNHH theo Luật Đầu tư nước ngoài trước đây và doanh nghiệp có vốn ĐTNN theo hình thức công ty TNHH theo Luật Doanh nghiệp

Sự khác biệt của loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn thành lập theo luật đầu tư nước ngoài trước đây và Luật Doanh Nghiệp tại những nội dung sau:

  1. 1.     Điểm giống nhau:

a)     Việc phân định quyền lợi và trách nhiệm theo tỷ lệ vốn góp:

–         Theo Luật Đầu tư nước ngoài (Điều 6, Điều 15): các bên liên doanh hoặc các nhà đầu tư tham gia góp vốn chia lợi nhuận và chịu rủi ro theo tỷ lệ góp vốn (trừ trường hợp có thỏa thuận khác quy định tại Hợp đồng liên doanh hoặc điều lệ doanh nghiệp).

–         Theo luật Doanh Nghiệp (Điều 38, 63): các thành viên hoặc chủ sở hữu của công ty phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp hoặc số vốn điều lệ của công ty.

b)    Không được phát hành cổ phần.

  1. Điểm khác nhau: Trong việc tổ chức quản lý doanh nghiệp:

a)     Theo Luật Đầu tư nước ngoài:

–         Hội đồng quản trị là cơ quan lãnh đạo của doanh nghiệp (Điều 11 Luật ĐTNN)

–         Hình thức thông qua quyết định của HĐQT bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp HĐQT

–         Nguyên tắc quyết định của HĐQT (Điều 14 Luật ĐTNN)

Đối với những vấn đề quan trọng (bổ nhiệm, miễn nhiệm Tổng giám đốc, Phó Tổng Giám Đốc thứ nhất; sủa đổi, bổ sung điều lệ doanh nghiệp theo nguyên tắc nhất trí)

Đối với những vấn đề khác theo nguyên tắc đa số thành viên có mặt tại cuộc họp

b)    Theo Luật Doanh Nghiệp:

–         Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của Công Ty TNHH hai thành viên trở lên (Điều 47 Luật Doanh Nghiệp)

–         Hình thức thông qua quyết định của HĐTV:

ü Biểu quyết tại cuộc họp HĐTV

ü Lấy ý kiến bằng văn bản

ü Hoặc hình thức khác quy định tai Điều lệ công ty

–         Nguyên tắc quyết định của HĐTV (Điều 52 Luật Doanh Nghiệp)

ü Hình thức biểu quyết tại cuộc họp HĐTV đối với những vấn đề:

  1. Sử a đổi, bổ sung điều lệ
  2. Quyết định phương hướng phát triển
  3. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch HĐTV, bổ nhiệm, miễn nhiệm cách chức giám đốc hoặc Tổng Giám đốc
  4. Thông qua báo cáo tài chính hàng năm
  5. Tổ chức lại hoặc giải thể công ty;

Quyết định thông qua đối với từng trường hợp và theo nguyên tắc được ít nhất 65% tổng số vốn góp của thành viên dự họp chấp thuận quy định tại Điều lệ, trường hợp bán tài sản, sửa đổi điều lệ, tổ chức lại công ty đạt ít nhât 75% tổng số vốn góp của thành viên dự họp chấp thuận quy định tại điều lệ;

Hình thức lấy ý kiến bằng văn bản phải được ít nhất 75% tổng số vốn điều lệ chấp thuận quy định tại điều lệ.

Cần lưu ý: kể từ 11/01/2007, những quy định (1) về số đại diện cần thiết để tổ chức cuộc họp, (2) về hình thức thông qua quyết định và (3) về các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định hoặc (4) về tỷ lệ đa số phiếu cần thiết để thông qua quyết định của Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông do các bên tự thỏa thuận và quy định trong điều lệ công ty phù hợp cam kết của Việt Nam gia nhâp WTO