Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam (Phần I)

466

1. Khái niệm

  • Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành với ý nghĩa thừa nhận quyền sở hữu đối với nhãn hiệu.
  • Hình thức đăng ký nhãn hiệu là ghi nhận nhãn hiệu và chủ sở hữu vào sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu.
  • Nhãn hiệu được đăng ký trên cơ sở kết quả xem xét đơn của người nộp đơn, căn cứ vào các quy định của pháp luật về hình thức và nội dung đơn.

2. Chủ thể đăng ký nhãn hiệu

–         Mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh đều có quyền đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa dịch vụ của mình.

–         Các chủ thể sản xuất có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm do mình sản xuất

–         Các chủ thể kinh doanh dịch vụ có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ do mình cung cấp

–         Các chủ thể kinh doanh thương mại hàng hóa có quyền đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa mà mình buôn bán, với điều kiện người sản xuất không sử dụng và không phản đối việc sử dụng nhãn hiệu đó.

–         Tổ chức tập thể của các chủ thể kinh doanh có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể cho hàng hóa, dịch vụ của các thành viên

–         Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận, với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó.

3. Lưu ý trước khi làm đơn đăng ký nhãn hiệu

–         Nhãn hiệu sẽ bị từ chối đăng ký nếu không có khả năng thực hiện chức năng phân của nhãn hiệu.

–         Nhãn hiệu sẽ bị từ chối đăng ký nếu trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được đăn ký hoặc nộp đơn đăng ký sớm hơn, hoặc nhãn hiệu được coi là nổi tiếng hoặc nhãn hiệu được thừa nhận rộng rãi.

–         Nhãn hiệu sẽ bị từ chối đăng ký nếu trùng hoặc tương tự tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng, tên nhân vật hoặc hình tượng, quyền tác giả của người khác đã được biết đến rộng rãi.

–         Nhãn hiệu sẽ bị từ chối đăng ký nếu trùng với tên riêng. Biểu tượng hình ảnh của quốc gia, địa phương, danh nhân, tổ chức của Việt Nam và nước ngoài( trừ trường hợp được phép của cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền); trùng hoặc tương tự với đấu chứng nhân, kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký con dấu đó làm nhãn hiệu đối chứng.

–         Nhãn sẽ bị từ chối đăng ký nếu mang tính mô tả hàng hóa, dịch vụ và gây hiểu sai lệch về nguồn gốc, tính năng, công dụng, giá trị, chất lượng của hàng hóa dịch vụ.

–         Nhãn hiệu sẽ bị từ chối đăng ký nếu chứa dấu hiệu không phù hợp với trật tự và đạo đức xã hội.

4. Tài liệu trong bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu/

–         Đơn đăng ký nhãn hiệu phải có những tài liệu sau:

+ Tờ khai yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (trong đó phải có danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu) làm theo mẫu số: 04-NH (02 bản)

+ Mẫu nhãn hiệu (09 mẫu kèm theo, ngoài một mẫu được gắn trên tờ khai)

+ Tài liệu chứng minh quyền đăng ký (giấy đăng ký kinh doanh, hợp đồng thỏa thuận, thư xác nhận, thư đồng ý, quyết định hoặc giấy phép thành lập, điều lệ tổ chức) (01 bản)

+ Giấy ủy quyền nộp đơn (01 bản)

+ Đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận còn phải có Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận:

+ Tài liệu chứng minh quyền sử dụng/đăng ký nhãn hiệu chứa các dấu hiệu đặc biệt( tên biểu tượng, cờ, huy hiệu, của cơ quan, tổ chức, dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành, tên nhân vật, hình tượng, tên thương mại, chỉ dẫn xuất xứ, giải thưởng, huy chương, hoặc ký hiệu đặc trưng của sản phẩm, dấu hiệu thuộc phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp của người khác) (01 bản)

5. Phí đăng ký nhãn hiệu

Phí đăng ký nhãn hiệu gồm lệ phí quốc gia về sở hữu công nghiệp và phí dịch vụ của từng đơn vị đại diện sở hữu công nghiệp nếu khách hàng nộp đơn qua đơn vị đại diện sở hữu công nghiệp.

Các loại phí mà người nộp đơn phải nộp gồm:

Lệ phí nộp đơn (cho mỗi nhóm có đến 6 sản phẩm, dịch vụ)+Nếu nộp đơn trên 6 sản phẩm, dịch vụ trong 1 nhóm, nộp thêm cho mỗi sản phẩm, dịch vụ từ thứ 7 trở đi
Lệ phí thẩm định nội dung đơn (cho mỗi nhóm có đến 6 sản phẩm, dịch vụ)+ Nếu đơn có trên 6 sản phẩm, dịch vụ trong 1 nhóm, nộp thêm cho mỗi sản phẩm, dịch vụ từ thư 7 trở đi
Lệ phí đăng bạ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Lệ phí bổ sung cho mỗi nhóm, từ nhóm thứ 2
Lệ phí công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Lệ phí gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (cho mỗi nhóm sản phẩm, dịch vụ)
Lệ phí bổ sung cho nhóm thứ 2