Có phải đăng ký kinh doanh khi bán mỹ phẩm handmade?

485

Câu hỏi: Tôi là Linh. Tôi làm handmade son môi bán, đội trật tự vào kiểm tra nói sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đăng ký kinh doanh phạt 40 triệu. Vậy có đúng không?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Điều 3 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP quy định về các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh như sau:

– Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong)

– Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

– Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

– Buôn chuyến  hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;

– Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định.

Trường hợp của bạn, kinh doanh các sản phẩm handmade thuộc hoạt động kinh doanh thường xuyên thuộc trường hợp bắt buộc phải đăng ký kinh doanh.

Theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Nghị định 124/2015/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính khi không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh như sau:

“….

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định”.

Như vậy, bạn kinh doanh không có giấy phép thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ là hàng hóa lưu thông trên thị trường không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa.” Nếu trong hoạt động kinh doanh mua bán mà các bên có vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ sẽ bị xử phạt từ 400.000 đồng đến 100.000.000 tùy từng mức độ vi phạm và giá trị hàng hóa sản phẩm vi phạm. Ngoài bị xử lý vi phạm hành chính, bạn còn sẽ bị tịch thu toàn bộ số lượng hàng hóa không rõ nguồn gốc để tiêu hủy.

Dưới đây là video Hội thảo pháp lý cho doanh nghiệp Start up của SBLAW. Mời quý vị đón xem: