Cho vay tài sản nhưng bên vay không có khả năng chi trả thì phải làm sao?

496

Câu hỏi: Tôi là Thịnh, ở Hải Dương. Bố tôi có cho ông X (hàng xóm) vay 100 triệu, lãi suất 1,5%/tháng. Viết giấy tay, ghi rõ khi nào bên cho vay lấy gốc thì sẽ báo cho bên vay trước 1 tháng. Tiền lãi sẽ trả hàng tháng. Tuy nhiên, ông X chỉ trả lãi được 5 tháng đầu do ông X đề đóm nên mất trắng. Từ đó đến nay đã được 04 năm, bố tôi chưa nhận thêm được khoản nào, cả gốc và lãi. Bố tôi và ông X nói chuyện nhiều lần nhưng vẫn không trả. Xin hỏi: Bố tôi có thể khởi kiện ông X được không?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo những thông tin bạn cung cấp, hiện nay giữa bố bạn và ông X đang có quan hệ vay tiền và được thể hiện thông qua giấy vay tiền viết tay, trong đó trong đó thỏa thuận rõ bên cho vay, ở đây là Bố bạn cho ông X vay số tiền là 100 triệu đồng, với mức lãi suất 1,5%/ tháng. Số tiền lãi sẽ được trả hàng tháng, và thời điểm trả số tiền gốc được bên cho vay báo trước cho ông X trước một tháng.

Trong trường này, giấy vay tiền được ký kết giữa bố bạn (bên cho vay) và ông X (bên vay) được xác lập như một hợp đồng vay tài sản, bởi căn cứ theo quy định tại Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì:

“Điều 463. Hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”.

Như vậy, có thể thấy, trong giấy vay tiền các bên đã ký kết, các bên đã không xác định cụ thể về thời điểm trả tiền gốc, mà chỉ quy định về việc trả tiền lãi hàng tháng, nên hợp đồng vay tài sản, cụ thể ở đây là giấy vay tiền được xác định là hợp đồng vay không có kỳ hạn. Các bên sẽ phải có nghĩa vụ thực hiện đúng các nội dung đã thỏa thuận khi xác lập quan hệ vay tiền.

Tuy nhiên, trên thực tế, ông X chỉ trả lãi được 05 tháng đầu tiên, những tháng tiếp theo đều không trả tiền lãi mặc dù bố của bạn đã nhiều lần đề nghị. Có thể thấy, ông X đang có hành vi vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng vay tài sản (hợp đồng vay tiền), vi phạm nghĩa vụ trả nợ của bên vay. Trong trường hợp này, theo quy định tại khoản 5 Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì:

“Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

1, Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2, Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3, Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4, Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

5, Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

Căn cứ theo quy định tại khoản 1, khoản 5 Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì khi ông X vay tiền của bố bạn sẽ phải trả đủ tiền khi đến hạn, bao gồm các khoản tiền lãi của từng tháng chưa trả, và khoản tiền gốc khi bố bạn đã có thông báo về thời điểm trả tiền gốc. Đồng thời, đây là quan hệ vay tiền có lãi nên khi đến hạn trả lãi hàng tháng mà ông X không trả hoặc trả không đầy đủ thì ông X còn phải thực hiện việc trả lãi theo quy định gồm:

  • Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong giấy vay tiền tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả.
  • Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền lãi trên nợ gốc theo thỏa thuận trong giấy vay tiền.
  • Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo thỏa thuận trong giấy vay tiền tương ứng với thời gian chậm trả.

Trong trường hợp này, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bố bạn hoàn toàn có quyền nộp đơn khởi kiện ông X ra Tòa án để yêu cầu ông X thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo nội dung đã thỏa thuận trong giấy vay tiền, và yêu cầu khoản tiền lãi phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo quy định của pháp luật.

Vụ việc bà Chu Thị Bình bị mất 245 tỷ đồng tại tài khoản tiết kiệm ở ngân hàng Eximbank mới đây được dư luận quan tâm. Việc thất thoát số tiền lớn từ tài khoản của khách hàng và quá trình giải quyết vụ việc này đặt ra không ít vấn đề trong công tác quản lý tài sản của ngân hàng, trong việc bảo đảm an toàn tiền gửi cũng như những vấn đề pháp lý nảy sinh liên quan đến hợp đồng cho vay, thế chấp tài sản. Về nội dung này, trong chương trình hôm nay chúng tôi mời đến phòng thu luật sư Nguyễn Thanh Hà–Công ty SB Law. Cảm ơn ông đã tham gia chương trình.

Mời quý vị đón xem tại đây: