Các thiết bị trong dự án BOT bị hư hỏng thì xử lý ra sao?

389

Câu hỏi:  Tôi là Thắng. Doanh nghiệp tôi đang kinh doanh dự án BOT cầu đường, trong quá trình hoạt động thu phí có thể xảy ra sự cố hư hỏng trang thiết bị như máy tính thu phí, camera nhận dạng biển số, … ảnh hưởng đến hoạt động thu phí bất kỳ lúc nào. Xin hỏi: Vậy doanh nghiệp phải thực hiện mua sắm hàng hóa, thiết bị thay thế như thế nào theo luật đấu thầu để không vi phạm pháp luật?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư quy định: Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BOT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Theo quy định tại Điều 1 Luật Đấu thầu năm 2013 quy định về trách nhiệm của nhà thầu như sau:

” Luật này quy định quản lý nhà nước về đấu thầu; trách nhiệm của các bên có liên quan và các hoạt động đấu thầu, bao gồm:

1. Lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp đối với:

a) Dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn nhà nước của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập;

b) Dự án đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước;

c) Dự án đầu tư phát triển không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này có sử dụng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án; …”.

Như vậy, BOT là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng là đường để thu phí trong trường hợp của bạn. Nếu dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn nhà nước thì có thể tổ chức đấu thầu tùy thuộc vào nguồn vốn sử dụng là bao nhiêu.  Nếu dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án thì cũng có thể tổ chức đấu thầu.  Nếu dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn của doanh nghiệp không có vốn nhà nước thì không tổ chức đấu thầu.

Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án thực hiện việc quản lý, kinh doanh công trình dự án hoặc thực hiện Dự án khác theo các điều kiện thỏa thuận trong hợp đồng dự án. Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

Vậy doanh nghiệp phải thực hiện mua sắm hàng hóa, thiết bị thay thế thì phải xem xét bên bạn thuộc đối tượng trên hay không? Nếu thuộc trường hợp trên cần xem xét điều kiện về quy định theo Luật Đấu thầu năm 2013 để lựa chọn cách thức phù hợp tùy thuộc vào hạn mức chỉ định thầu.

Quốc hội đang xem xét dự thảo Luật cạnh tranh sửa đổi trong đó có ý tưởng thành lập Uỷ ban cạnh tranh quốc gia không nằm trong Bộ Công Thương để đảm bảo tính độc lập của cơ quan này. Bên cạnh đó, nhiều điềm mới trong dự luật cũng được đưa ra, luật sư Nguyễn Thanh Hà sẽ trình bày một số điểm mới của dự luật trong bản tin Câu chuyện hội nhập kênh truyền hình nhân để khán thính giả được cập nhật: